Hoạt động Quân_Giải_phóng_miền_Nam_Việt_Nam

Một số vũ khí của quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Mục đích của Mặt trận Dân tộc Giải phóng ban đầu là thành lập Quân giải phóng Miền Nam - lực lượng của Mặt trận - nhằm tạo một vị thế độc lập với Quân đội Nhân dân Việt Nam ở miền Bắc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chủ trương của Bộ Chính trị nhưng công khai là Mặt trận). Người lính miền Bắc hành quân qua vĩ tuyến 17 sẽ được xem là thuộc Quân Giải phóng miền Nam (khác trang phục, mũ hoặc huy hiệu trên mũ và lá cờ - là lực lượng của Mặt trận, phân biệt với quân ngoài Bắc) và được xem là hành động ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ, chi viện cho miền Nam. Khi xét tới hồ sơ quân nhân của những người lính thì họ đều có đơn tình nguyện gia nhập Quân Giải phóng, Quân đội nhân dân chỉ là bên giúp họ di chuyển từ bắc vào nam. Việc phân chia này không phải để chia tách lực lượng, mà nhằm tránh tạo cho Hoa Kỳ cái cớ để leo thang, đổ quân trực tiếp vào miền Nam.[cần dẫn nguồn]

Quân trang của một lính du kích ở miền Nam. Chỉ mang tính tượng trưng, vì rất nhiều du kích quân trang bị carbin và AR-15.

Suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam, các lực lượng Quân giải phóng ở miền Nam ăn mặc không giống nhau và hay thay đổi tùy tình hình. Các lực lượng thường được phiên chế thành các lực lượng chịu sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền nam và Trung ương Cục miền Nam, Bộ Tư lệnh Quân khu V, Quân khu Trị Thiên và cấp ủy cùng cấp, gồm các chỉ huy tại miền Nam, chịu trách nhiệm lãnh đạo thống nhất các chỉ thị từ cấp cao hơn là Tổng Quân ủy đóng tại ngoài Bắc.[cần dẫn nguồn]

Đối với Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa, sự phân biệt lực lượng vũ trang cách mạng ở miền nam gồm Quân đội nhân dân là "Quân đội Bắc Việt Nam" với Quân giải phóng Miền Nam là "quân Việt cộng" dựa trên các thông tin tình báo, do thám mà họ thu thập được là di chuyển từ ngoài Bắc vào (mà họ cho là do Đảng Lao động lãnh đạo) và hình thành tại chỗ (mà họ cho là Đảng Nhân dân cách mạng lãnh đạo), họ không thể nắm được lãnh đạo cụ thể từng đơn vị quân là ai và trong từng đơn vị có ai là người bắc hay nam (sau 1975 khi Đảng Nhân dân cách mạng công khai là Đảng bộ Miền Nam của Đảng Lao động thì họ mới rõ thực chất chỉ là một ban lãnh đạo chung - điều này phù hợp với quy định các lực lượng chính trị được ở nguyên tại chỗ trong Hiệp định Genève và Hiệp định Paris). Thực tế nhiều đơn vị có cả bộ đội quê miền bắc lẫn nam. Như đã nói ở trên, các lực lượng chính quy (Hoa Kỳ thường quy là "quân miền Bắc") cũng có người miền nam (phần lớn là gửi ra Bắc huấn luyện sau đó lại vào nam chiến đấu). Trong chiến tranh thì các đơn vị quân đội luôn phiên chế khác nhau, khi sáp nhập, khi chia tách, hay bổ sung.[cần dẫn nguồn] Các sư đoàn chính quy 5, 9, 3 Sao Vàng, 302 có rất đông đảo chiến sĩ quê miền nam, hoặc thậm chí trong các đơn vị từ miền bắc chuyển vào cũng không thiếu người miền nam. Nhiều khi, vì lý do thời chiến, trong hàng ngũ các lực lượng vũ trang tại chỗ (bộ đội địa phương, du kích) lại có bộ đội đến từ miền bắc.

Hoạt động chính của các lực lượng vũ trang địa phương là phối hợp với chủ lực, trừ một số đơn vị, tổ chức gan dạ đánh luôn không cần chủ lực. Do cách thức chiến đấu bán thời gian của du kích nên số lượng du kích rất đông đảo, không chỉ có nam thanh niên mà còn có phụ nữ, người lớn tuổi...

Tại miền Nam, các đảng viên Cộng sản hoạt động trên danh nghĩa là đảng viên Đảng Nhân dân cách mạng (nhưng thực tế là một bộ phận của Đảng Lao động). Quân khu V, và Khu ủy khu V và khu Trị Thiên do ngoài Bắc chỉ đạo trực tiếp, không thuộc Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang miền nam, không thuộc Trung ương Cục (về quân sự từ 1961, về Đảng từ 1964). Tuy nhiên luôn có thay đổi liên tục cơ chế lãnh đạo trong thời gian chiến tranh.[cần dẫn nguồn]

Quân trang của một người lính thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam tại bảo tàng ở Hoa Kỳ (thật ra kiểu mũ đan lưới chỉ dùng trong chiến tranh chống Pháp được thay thế từ năm 1958 bởi mũ cối và mũ tai bèo)

Cũng giống như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận và Chính phủ cách mạng lâm thời, về thực tế tuy là hai nhưng lại là một, do chịu sự chỉ đạo thống nhất của Đảng Lao động nên không có một lập trường nào riêng rẽ. Tuy nhiên về mặt pháp lý, thì vẫn là hai sự khác biệt, với những tuyên ngôn khác nhau mang tính sách lược.[cần dẫn nguồn]

Sự công khai về sự lãnh đạo của Đảng sau này (hay những gì Hoa Kỳ họ biết trong thời gian chiến tranh) đều được phía Hoa Kỳ xem là "Miền Bắc" (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) can thiệp vào công việc nội bộ của "Miền Nam"... nhưng về phía Nhà nước Việt Nam thống nhất, thì xem đây là sự lãnh đạo của Đảng (không phải của riêng miền Bắc, cũng không phải riêng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) đối với cách mạng miền Nam và cả nước. Lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là do Hiệp định Geneve chỉ quy định về tập kết quân sự, vỹ tuyến 17 chỉ là giới tuyến quân sự chứ không phải biên giới quốc gia, lực lượng chính trị được tập kết tại chỗ và được hỗ trợ cho nhau nên việc họ ủng hộ miền Nam về chính trị là hợp pháp do các hoạt động này vẫn nằm trong lãnh thổ của cùng một quốc gia. Đối với những người ủng hộ cho đấu tranh giải phóng dân tộc thì hoàn toàn không có sự nhận thức Đảng Lao động là của riêng miền Bắc, cũng như giai đoạn trước 1954, thì Đảng đấu tranh chống Pháp cho toàn Đông Dương và Việt Nam. Điều này là hoàn toàn đúng, vì thực tế Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng nhưng thể chế hóa là thuộc về các cơ quan nhà nước (hay thời chiến tranh miền Nam là Mặt trận và Chính phủ Cách mạng Lâm thời).[cần dẫn nguồn]

Theo các tài liệu của Hoa Kỳ thì họ thường chia từ 1968 trở về trước lực lượng tham chiến chủ yếu là "Quân đội giải phóng", còn sau 1968 đến 1975 thì lực lượng tham chiến chủ yếu là "Quân đội nhân dân". Có sự phân chia này bởi sau 1968, Quân đội nhân dân Việt Nam chuyển từ đánh du kích là chủ yếu sang đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn bằng quân chủ lực. Sự phân chia này đối với Việt Nam chỉ mang tính đặc trưng cho chiến thuật sử dụng, còn bản chất lực lượng quân đội vẫn như trước. Thực tế thì sau Mậu Thân, cả chủ lực lẫn lực lượng tại chỗ tổn thất khá nặng, trong những năm 67-68-69 đã mất đi cả thế hệ quân kháng chiến không thể xây dựng lại được. Đặc thù của quân chủ lực phải đảm bảo trình độ, trang bị, nên miền bắc phải gửi rất nhiều người vào để trám chỗ trống, vì vậy hầu hết quân chủ lực đều đến từ miền bắc. Chiêu mộ tại chỗ tăng cường luôn cho các lực lượng vũ trang tại chỗ (bộ đội địa phương, dân quân du kích). Càng về cuối chiến tranh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa càng công khai vai trò trong chiến tranh trên danh nghĩa giúp Chính phủ Cách mạng lâm thời (điều này được Hiệp định Paris cho phép). Việc tách khu V về Trung ương và sau phân khu Trị - Thiên tách khỏi khu V về trung ương điều khiển trực tiếp cho thấy rõ điều này (ban đầu về mặt Đảng sau 1954 tồn tại Xứ ủy Nam Bộ và Liên khu ủy khu V, đến 1961 sáp nhập Liên khu V vào Nam bộ và lập T.Ư. cục MN, bỏ cấp xứ ủy, đến 1964 lại tách Liên khu V ra không thuộc T.Ư. cục quản lý [56]. Sau Hiệp định Paris, Trung ương Cục hoạt động công khai hơn.[cần dẫn nguồn]

Sau năm 1973, nhiều đơn vị quân Giải phóng được chi viện tích cực từ miền bắc, về người và của (dù chi viện về người vô cùng khó khăn, thiếu thốn) sẵn sàng cho cuộc tấn công mới (Theo Hiệp định Paris Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tập kết quân tại chỗ, chỉ cho đổi vũ khí, đợi tổng tuyển cử tự do nhưng không xảy ra). Các đơn vị quân Giải phóng ở cả miền trung và Nam bộ, nhưng phần lớn là miền tây nam bộ, tự sáp nhập, tăng cường và trở thành các đơn vị chính quy hoàn chỉnh. Thí dụ lữ đoàn 316 biệt động Sài Gòn, sư đoàn 8 và rộng hơn là binh đoàn 232...

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quân_Giải_phóng_miền_Nam_Việt_Nam http://www.britannica.com/EBchecked/topic/628305/V... http://www.vietnamgear.com/dictionary/vpa.aspx http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ky-uc-ve-nha-... http://www.globalsecurity.org/military/world/vietn... http://www.baodanang.vn/channel/5399/201102/ky-nie... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://antg.cand.com.vn/Ho-so-mat/Lien-Xo-tung-co-... http://dantri.com.vn/xa-hoi/duong-di-den-ban-dam-p... http://dantri.com.vn/xa-hoi/duong-di-den-ban-dam-p...